“ÍCH LỢI CỦA SỰ HỌC” (Les Avantages de l’Étude)


PhamVietHung's Home

younghugo

“Les Avantages de l’Étude” (Ích lợi của sự học) là tiêu đề của một tiểu luận xuất sắc của Victor Hugo khi ông mới 15 tuổi. Mặc dù cho đến nay tôi chưa hề được đọc một chữ nào trong đó, nhưng câu chuyện về tiểu luận này gây một ấn tượng rất mạnh đối với tôi, đến nỗi tôi luôn luôn nghĩ chủ đề nó nêu lên là một trong những vấn đề đáng quan tâm nhất trên đời. Tại sao vậy? Vì:
Trong phạm vi hẹp, đó là vấn đề dạy và học trong nhà trường. Liệu có gì đáng quan tâm hơn việc làm thế nào để sự học của con em chúng ta được tốt đẹp, đặng các em trở nên hữu dụng, sánh vai các cường quốc năm châu. Trong phạm vi rộng, chủ đề này thực chất là vấn đề nhận thức. Phương pháp…

View original post 4,092 more words

Quạ


Nhìn lên con quạ đang đứng vắt vẻo trên đường dây điện cao vời vợi, tôi thấy mừng cho sự tự do của nó. Nhưng có phải ai cũng nghĩ như tôi?

Xưa nay quạ là thế – có mấy khi được dành cho những lời tốt đẹp đâu. Khéo tay, tài hoa, nhưng phải trút trọn lên mình một màu sơn đen thủi. Nó sinh ra để làm nền cho loài công. Nó đóng góp cho đời, để rồi đời đáp trả bằng những tràng cười chế nhạo.

Nhục, nhục lắm chứ.

Nhưng quạ chỉ im lặng.

Trong các truyện cổ tích, quạ còn được đóng vai những mụ phù thủy độc ác nữa. Kể cũng phải giỏi lắm mới làm được phù thủy, nhưng cái đó làm sao cứu vãn được điều tiếng, khi mà người đời chỉ nhìn thấy nhìn thấy quạ khi nó làm điều xấu xa? Ừ, quạ ạ, không chối được đâu. Cho dù mày chỉ mưu cầu hạnh phúc cho mình, họ cũng không tin mày đâu.

Và quạ lại phải im lặng.

Nhưng thực ra, quạ cũng có lúc được khen đó chứ. “Chú quạ thông minh” – hẳn không ít người đã từng được kể từ khi còn bé. Ừ, quạ thông minh đấy, nhưng nó chỉ biết mình nó thôi. Hẳn nếu thỏ muốn uống nước thì con quạ chẳng giúp đâu, nhỉ? Ai chẳng biết là quạ sống ích kỉ? Trí khôn của quạ đâu dùng để lừa mấy con sói như loài thỏ, hay dùng để đánh lại hổ như con người?

Ờ thôi, uống nước xong rồi thì đi đi. Mày không thích giết sói giết hổ thì mày cũng vô dụng thôi.

Thôi, quạ ạ, cứ đứng trên cao ấy đi. Tốt hơn hết là như thế. Tao phải đi rồi.

Thần Tượng


Với nhiều người Việt Nam, “thần tượng” không phải là một từ. Thậm chí, nhiều người còn sẵn sàng coi nó là 2-từ-riêng-biệt-nhưng-dính-liền-nhau. Nói vậy có hơi khó hiểu không nhỉ?

Cụ thể là thế này. Với mình, “thần tượng” là người (thông thường là người, haha) đã từng đạt được một thành công nào đó khiến mình khâm phục. Cho dù là vươn lên trong kinh doanh, hoặc sáng tác một bài hát, thể hiện xuất sắc một màn trình diễn, hay có khi chỉ là ý chí và nghị lực sống rất mạnh mẽ… Miễn là mình thấy khâm phục, các thứ khác đều là phụ.

Nhưng không phải ai cũng như mình. Với họ, “thần tượng” phải bảo đảm được cả chữ “thần” và chữ “tượng”.
“Thần” nghĩa là không được phép có những sai lầm như-một-người-bình-thường.
“Tượng” tức là không được phép có những nhu cầu như-một-người-bình-thường.

Nói cách khác, chữ “thần tượng” đang bị đạo đức hóa một cách quá đáng!

Mình đã từng thấy một đánh giá về một người mẫu là “hành động và lời nói ko đáng để trở thành người để giới trẻ hướng theo”.
(https://www.facebook.com/eightplusone/posts/10151242499347968)

Hờ hờ, nói thẳng, bạn chọn lầm người để hướng theo thì phải tự chửi mình trước đã. Người ta đâu có hô hào ai phải nghe theo mình đâu?
Đặt cuộc đời mình vào tay người khác mà không thấy mình ngu ngốc à?
Và, đổ hết tội lỗi lên đầu người khác mà không biết xấu hổ sao?

=====
Các bạn ah, muốn lái tàu tiến ra biển lớn, đầu tiên hãy chọn cho mình một đích đến, sau đó là một con thuyền thật tốt.
Nếu nó có vấn đề, hãy cố gắng hết sức để sửa chữa nó.
Khi nó không còn có thể trụ vững trước sóng to gió lớn, hãy từ bỏ nó và tìm cách tự cứu lấy mình. Đừng cố bấu víu vào một con thuyền đang chìm.
Và, ở bất cứ tình huống nào, đừng than vãn hay đổ tại. Cứ thử nhìn xem, điều đó chẳng giúp ích cho ta trong thời điểm nào cả.

=====
Tôi đã đi được rất xa, nhưng không có nghĩa là tôi đã đến đích.
Seattle, 07/2013

Đừng xin tôi vé đi tuổi thơ!!!


Nói theo cách nhẹ nhàng: khi tuổi còn đôi mươi mà bạn đã phung phí thời gian để ngồi hoài cổ về tuổi thơ của mình, thì liệu bạn có thể làm được những gì đáng lưu lại, để đến tuổi già còn tự hào? Hay đến lúc đó cũng sẽ chỉ toàn nuối tiếc?
Read More

Trước đêm thứ sáu (2)


Những ngày học cấp 2, mẹ đã kèm cặp cho mình rất kĩ càng về kiến thức cơ bản môn Toán. Có lẽ nhờ vậy nên đến tận bây giờ những bài Toán cấp 2 mình vẫn có thể xoay vần một cách rất nhẹ nhàng với chúng, giống như những võ sư nhuần nhuyễn với thanh gậy hay cây kiếm trong tay họ vậy.<!–more–>

Lên cấp 3, khi mẹ thừa nhận rằng những gì mình học đã hoàn toàn nằm ngoài khả năng của mẹ, thì đó cũng là lúc mình bắt đầu phải tự nghiên cứu. Thậm chí có cả những lĩnh vực mà thày giáo mình vẫn thường nói “cả thế giới có lẽ mỗi mình tôi hiểu tường tận về cái này.” Đó quả là những thách thức lớn, và cái tính cách “làm việc một mình” cũng phát triển dần trong quãng thời gian đó.

Cũng vì môn Toán mà cái đam mê theo đuổi các ý tưởng của mình cũng ngày càng mạnh mẽ hơn. Mình được tiếp xúc với những bài Toán được xếp vào dạng “thông minh” vắt óc cả ngày không nghĩ ra mặc dù lời giải chỉ ngắn vỏn vẹn trong 1 dòng. Cảm giác cay cú khi bó tay trước những bài Toán ấy, hay sung sướng khi tự tay giải được chúng đã chỉ ra cho mình rằng: ý tưởng là thứ cực kì quan trọng, là bức tường ngăn cách giữa thất bại và thành công.

Tóm lại, quãng thời gian từ xưa đến nay của mình thiên về ý tưởng và làm việc độc lập.

Nhưng, khi không thể giải thích những ý tưởng cho người khác hiểu (vì họ ko có chuyên môn, và họ cũng chưa ý thức được giá trị của những ý tưởng đó) thì sao???
Và khi mọi người nhìn mình là kẻ lười biếng, chỉ vì không ai nhìn thấy lúc mình bận rộn, thì sao???

Mình đã thất bại vì lí do đó.

Vậy bây giờ có nên thay đổi hay không?

Có vẻ mình đang quay lại với “Lý thuyết trạm xe buýt Helsinki” mà mình đã từng post. (<a href=”https://www.facebook.com/notes/tr%E1%BA%A7n-thanh-h%E1%BA%A3i/l%C3%BD-thuy%E1%BA%BFt-tr%E1%BA%A1m-xe-bu%C3%BDt-helsinki/10151263399319329″>https://www.facebook.com/notes/tr%E1%BA%A7n-thanh-h%E1%BA%A3i/l%C3%BD-thuy%E1%BA%BFt-tr%E1%BA%A1m-xe-bu%C3%BDt-helsinki/10151263399319329</a&gt;)

Mình chỉ giữ niềm tin rằng, rồi sẽ có cái ngày mà những gì mình đã làm được công bố rộng rãi, lúc đó mọi người sẽ nhận ra là mình không hề tốn công tốn sức trong thời gian qua.

Xin chào chặng xe buýt tiếp theo của tôi. Luôn sẵn sàng chào đón các bạn muốn đồng hành cùng tôi trên chuyến xe này.

Trước đêm thứ sáu (1)


Phải đến hôm nay, khi trên tay đã cầm chắc tấm vé máy bay, thì mới dám công bố là mình sắp sửa đặt chân sang đất Mĩ. Kế hoạch này mình thực hiện khá âm thầm, chỉ tiết lộ cho vài người cần biết. Đó là những người hiểu tại sao mình lại không muốn tiết lộ rộng rãi. Và cũng phải đến bây giờ, mình mới đủ tự tin để nói ra những lí do ấy – cho tất cả.<!–more–>

Lí do thứ nhất là “nói trước bước không qua”. Nghe có chút mê tín, nhưng mình đã từng trải qua một lần như vậy rồi. Năm 2010 apply đi Ý, vì cảm thấy phỏng vấn ở đại sứ quán suôn sẻ nên mình đã lên kế hoạch liên hoan trước thời điểm lên máy bay 3 ngày. Và, kết quả là, mình nhận thông báo hỏng visa vào đúng ngày liên hoan ấy. Buổi tối hôm ấy, lẽ ra phải vui, lại trở nên trầm lặng ghê gớm. Sau khi tiết lộ sự thật cho mọi người, mình chẳng thiết nói chuyện hay ăn uống gì nữa. Mười mấy con người có lẽ cũng bị ảnh hưởng bởi đám mây đen ấy. Tự tay mình đã phá tan cuộc vui của mình.

Vì vậy, năm nay mình muốn giữ im lặng ko phải vì mê tín, mà là một cách nhắc nhở bản thân không được chủ quan lần nữa.

Lí do thứ hai – cũng là lí do chính – đó là: mình không thực sự thấy vẻ vang trong chuyến đi này. Bạn bè mừng cho mình, mình hiểu, bởi ai cũng rất tốt với mình. Họ mừng cho mình đã có được cơ hội lớn lao như vậy. Cái điều mình đạt được này là mơ ước của nhiều người, mình biết chứ. Được như vậy mà còn chưa thấy sướng sao?

Sướng, đương nhiên là mình có thấy sướng chứ. Nhưng đây là cái sướng của một kẻ từng tỏ ra ích kỉ, bất cần, không thèm đếm xỉa đến mọi lời góp ý… rồi giờ đây lại quay lại cầu xin sự tha thứ và ủng hộ. Trong đó có những sự dằn vặt không nguôi, những cảm giác hối hận đắng ngắt khó nuốt trôi, và những lời nói – dù không ác ý – sắc như dao, cứa vào mọi sự cố gắng, nỗ lực hiện tại của mình.

Nhưng, mình cũng hiểu rằng, mình là người gây nên, và mình phải chấp nhận trả giá cho nó.

Chỉ 2 lí do đó thôi cũng khiến mình muốn kín tiếng.

Lần này đi, mình xác định sẽ làm lại từ đầu. Quá khứ của mình đã từng có những điều rất vẻ vang, nhưng cũng có những thứ trở thành vết nhơ trong kí ức. Tốt hơn hết là cất tất cả vào một góc, tạm quên hết đi, không để chúng tác động nhiều đến kế hoạch tương lai nữa. Sẽ có lúc lôi ra để ôn lại, nhưng không phải thời điểm này.

Một chút tâm sự vào lúc 2h sáng…

Lý thuyết trạm xe buýt Helsinki


Trạm dừng xe buýt Helsinki: hãy để tôi miêu tả điều gì xảy ra ở đó.

Ở đó có khoảng hai tá điểm chờ xe nằm cùng trên một diện tích hình vuông ngay tại trung tâm của thành phố. Trên đầu của mỗi chỗ chờ xe có một tấm biển ghi số hiệu của các chuyến xe buýt đi từ đấy. Các số hiệu xe buýt có thể được đọc như sau: tuyến 21, 71, 58, 33, và 19.

Mỗi chiếc xe buýt đều đi ra khỏi thành phố trên cùng một tuyến ít nhất là 1 kilomet và dừng ở các nhà chờ xe buýt dọc đường đi, nơi mà các số hiệu tuyến xe lại lặp lại: tuyến 21, 71, 58, 33, and 19.

Giả sử rằng, lại nói theo phép ẩn dụ, mỗi điểm dừng xe buýt tượng trưng cho một năm trong cuộc đời của nhiếp ảnh gia, nghĩa rằng trạm dừng xe buýt thứ ba sẽ đại diện cho ba năm trời hoạt động nhiếp ảnh.

Ok, cứ cho là bạn đã làm việc ba năm trời để chụp những bức ảnh nude bằng phương pháp in ảnh platin. Hãy gọi điều đó là tuyến xe buýt thứ #21.

Bạn mang những thành quả công việc của ba năm chụp ảnh nude tới Bảo tàng nghệ thuật Boston và người giám tuyển hỏi bạn để thử xem bạn có thấy quen thuộc với những bức ảnh chụp nude của Irving Penn. Chuyến xe buýt của ông ý, cái số 71, đã chạy trên cùng tuyến. Hoặc bạn mang chúng tới một gallery ở Paris và được nhắc rằng hãy xem lại những bức ảnh của Bill Brandt, chuyến xe số 58, và cứ như vậy.

Choáng váng, bạn nhận ra rằng những gì bạn đã làm trong suốt ba năm qua đã được những người khác làm cả rồi.

Do vậy bạn nhảy xuống khỏi xe buýt, bắt lấy một cái taxi (bởi vì cuộc đời thật ngắn ngủi) và chạy thẳng về trạm dừng xe buýt ban đầu để kiếm điểm chờ xe khác.

Lần này bạn sẽ chụp những bức ảnh mầu khổ 8×10, cảnh mọi người đang nằm dài trên bãi biển từ một chiếc cần cẩu.

Bạn mất ba năm trời cho việc đó và tiêu tốn 3 nghìn đô và chụp một series ảnh để rồi bạn nhận cùng một lời nhận xét: chẳng nhẽ anh chưa bao giờ xem ảnh của Richard Misrach? Hoặc, nếu các bức ảnh của bạn là những bức ảnh đen trắng mờ ảo chụp bằng máy 8×10 chụp cảnh những cây cọ nghiêng ngả trước biển, chẳng nhẽ anh chưa từng xem ảnh của Sally Mann?

Lại một lần nữa, bạn rời xe buýt, bắt cái taxi, chạy ngược lại và tìm điểm chờ xe mới. Điều này xảy ra suốt cuộc đời sáng tạo của bạn, luôn luôn tìm kiếm các phong cách mới, và luôn bị so sánh với người khác.

Vậy phải làm gì?

Rất đơn giản. Hãy ở trên xe. Ở yên trên cái xe buýt khốn kiếp ấy.

Tại sao, vì nếu bạn làm vậy, cùng với thời gian bạn sẽ bắt đầu thấy sự khác biệt.

Các chuyến xe buýt rời khỏi Helsinki trên cùng một tuyến nhưng chỉ trong chốc lát, có lẽ khoảng một hoặc hai kilomet. Sau đấy chúng bắt đầu tách ra, mỗi tuyến xe hướng về một điểm đến riêng biệt. Xe số 33 đột nhiên hướng về phía bắc, trong khi xe số 19 hướng về phía tây nam.

Trong chốc lát có thể tuyến số 21 và 71 đi trùng tuyến với nhau, nhưng rất nhanh chúng tách rời ra, tuyến của Irving Penn hướng về đâu đó.

Sự phân tách đó làm nên tất cả sự khác biệt, thời điểm mà bạn nhận thấy sự khác biệt giữa những bức ảnh của bạn với những bức ảnh của người bạn ngưỡng mộ (nói cho cùng đó là lý do tại sao bạn chọn điểm chờ xe đó), đó là lúc tìm kiếm sự đột phá.

Đột nhiên công việc của bạn bắt đầu được chú ý. Và giờ bạn chụp ảnh theo ý tưởng của bạn nhiều hơn, tạo ra sự khác biệt lớn hơn giữa những bức ảnh của bạn và những bức ảnh mà bạn bị ảnh hưởng.

Cái nhìn của bạn bắt đầu thăng hoa.

Và như năm tháng chồng chất, các bức ảnh của bạn chất chồng thành đống, sẽ không lâu những lời phê bình sẽ bị thu hút, không chỉ bởi những gì đã làm nên khác biệt giữa công việc của bạn và của Sally Mann hay của Ralph Gibson, mà còn bởi vì những gì bạn đã làm khi mới bắt đầu!

Thực sự đến đây là bạn đã hoàn thành toàn bộ tuyến xe. Những bức ảnh xưa đã được chụp 20 năm trước đột nhiên được đánh giá lại, và bởi vì giá trị thực sự của nó, bắt đầu được bán với một giá cao ngất.

Ở điểm cuối của con đường – nơi chuyến xe buýt dừng để nghỉ ngơi và người tài xế có thể ra ngoài làm một điếu thuốc hoặc tốt hơn là làm một cốc cafe – đó là khi toàn bộ công việc đã được hoàn thành. Đó có thể là điểm cuối của sự nghiệp của bạn với tư cách là nghệ sĩ hoặc là điểm cuối ủa cuộc đời của bạn, nhưng toàn bộ thành quả công việc của bạn giờ đây nằm đó trước bạn, những bức ảnh thử nghiệm ban đầu (được gọi thế), những bức đột phá, đỉnh cao và vực thẳm, kiệt tác lớn, tất cả đều mang dấn ấn bởi phong cách duy nhất của bạn.

Tại sao, bởi vì bạn đã ở yên trên xe buýt.

(source: http://blog.cinvea.com/post/9031407813/ung-xuong-chuyen-xe-oi)